Nghị định 168/2024/NĐ-CP – Những tác động sâu rộng đến ngành lgistics và chuỗi cung ứng

Posted by admin

Ngày 1/1/2025, Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính vè trật tự, an toàn giao thông đường bộ chính thức có hiệu lực, mang đến những thay đổi quan trọng đối với ngành logistics và chuỗi cung ứng. Chỉ sau một tháng thực thi, báo cáo của CEL cho thấy 80% doanh nghiệp logistics ghi nhận gián đoạn dáng kể, trong khi 70% phải đối mặt với chi phí vận hành gia tăng. Những điều chỉnh về giới hạn giờ lái xe tiêu chuẩn khí thải và mức phạt vi phạm cao hơn đang dặt ra những thách thức chưa từng cs cho doanh nghiệp vận tải và chuỗi cung ứng tại Việt Nam.

 

Chi phí vận hành gia tăng

Trước khi Nghị định 168/2024/NĐ-CP có hiệu lực, nhiều doanh nghiệp vận tải đã hoạt động với biên lợi nhuận rất thấp, chỉ từ 3-5%, do chi phí xăng dầu, bảo trì xe, và nhân công ngày càng gia tăng. Với việc nghị định này được thực thi, những khoản chi phí bổ sung đã đẩy nhiều doanh nghiệp vào tình trạng khó khăn hơn.

Gia tăng nhu cầu tài xế:
Theo nghị định, tài xế không được lái quá 10 giờ/ngày và không quá 48 giờ/tuần, thấp hơn so với mức trước đây là 60-65 giờ/tuần. Điều này khiến các doanh nghiệp phải thuê thêm tài xế để duy trì khối lượng vận chuyển như trước. Nếu một công ty vận tải trước đây cần 100 tài xế, thì nay phải tuyển thêm 20-30% nhân sự, đồng nghĩa với chi phí lương và phúc lợi gia tăng đáng kể.

Mức phạt vi phạm cao hơn:
Nghị định 168/2024/NĐ-CP đã tăng mức phạt lên từ 10% đến 1000% đối với các vi phạm về thời gian lái xe, nồng độ cồn, tốc độ và tiêu chuẩn an toàn phương tiện. Điều này không chỉ khiến doanh nghiệp đối mặt với áp lực tài chính lớn hơn mà còn khiến họ phải tăng chi phí đào tạo để tránh vi phạm.

Tăng chi phí nhiên liệu và bảo trì:
Với việc siết chặt tiêu chuẩn khí thải từ năm 2025, các xe tải cũ nếu không đáp ứng yêu cầu sẽ bị cấm lưu thông hoặc phải nâng cấp động cơ, hệ thống xả khí. Nhiều doanh nghiệp phải đầu tư vào xe mới hoặc thay thế linh kiện, dẫn đến chi phí vận hành tăng từ 10-15% so với trước đây.

 

Gián đoạn chuỗi cung ứng và giảm sút hiệu suất giao hàng

Sự thay đổi trong chính sách giao thông không chỉ tác động đến doanh nghiệp vận tải mà còn gây ra hiệu ứng domino lên toàn bộ chuỗi cung ứng, đặc biệt là các ngành sử dụng dịch vụ logistics với tần suất cao như thương mại điện tử, thực phẩm – đồ uống và sản xuất công nghiệp.

Thời gian giao hàng kéo dài:
Theo khảo sát, 67.5% doanh nghiệp ghi nhận thời gian giao hàng tăng hơn 10%. Các đơn hàng giao ngay trong ngày (same-day delivery) của các doanh nghiệp thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki đã bị ảnh hưởng nặng nề.

– Tỷ lệ giao hàng đúng hạn giảm:
Trước đây, tỷ lệ này đạt 97%, nhưng sau một tháng thực thi nghị định, con số này giảm xuống 70-89%, gây ảnh hưởng đến hợp đồng và uy tín của doanh nghiệp. Với các doanh nghiệp sản xuất theo mô hình Just-in-time (sản xuất đúng lúc), việc chậm trễ trong giao hàng nguyên liệu có thể gây gián đoạn toàn bộ dây chuyền sản xuất.

– Hiệu suất vận tải giảm sút:
Trước đây, một tài xế có thể hoàn thành 5-6 chuyến hàng dài/ngày, nhưng hiện nay con số này giảm còn 3-4 chuyến, làm giảm đáng kể năng suất vận hành.

 

Giải pháp của doanh nghiệp trước những thay đổi lớn

Dù gặp nhiều thách thức, một số doanh nghiệp đã chủ động tìm cách thích ứng để giảm thiểu rủi ro và tối ưu hóa vận hành.

Sau một tháng thực thi Nghị định 168/2024/NĐ-CP đã mang đến những tác động lớn cho ngành logistics và chuỗi cung ứng tại Việt Nam. Chi phí vận hành tăng cao, năng suất giao hàng giảm sút và tình trạng ùn tắc tại các trung tâm logistics là những thách thức mà doanh nghiệp đang phải đối mặt.

Tuy nhiên, nếu có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, áp dụng công nghệ và tối ưu hóa quy trình, doanh nghiệp vẫn có thể biến thách thức thành cơ hội để nâng cao hiệu suất vận hành và phát triển bền vững trong dài hạn.

 

Mint Nguyễn        

(Theo VLR Emagazine)

Leave a Reply